APE TECHS GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS SUPPLY CHAIN

“Ngành logistics Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng và đang thu hút đầu tư trong và ngoài nước mạnh mẽ. Song, thực tế cho thấy nếu không giải được ‘bài toán’ nhân lực đang vừa thiếu vừa yếu, ngành logistics Việt sẽ khó phát huy được tiềm năng và tận dụng được cơ hội để phát triển” – (KTSG Online) 

Nhân lực quá mỏng so với tiềm năng

Tại diễn đàn quốc tế với chủ đề Phát triển kỹ năng nhân lực ngành logistics được tổ chức cuối năm 2023, ông Lê Tấn Dũng, thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết  mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025, tỉ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt 15-20%… Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi lĩnh vực logistics của Việt Nam cần tiếp tục phát huy mọi khía cạnh, trong đó, phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trong ngành nhận định nhân lực mòng và yếu đang làm hạn chế năng lực tiếp cận cơ hội trên thị trường.

Theo Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) dự báo, đến năm 2030, ngành logistics ở nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực. Trong đó có khoảng 200.000 nhân lực chất lượng cao, có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo chỉ có 2.500 sinh viên, học viên mỗi năm. Về chất lượng nhân sự ngành này, ông Đào Trường Thành, Trưởng khoa Kinh tế và Đô thị, trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhận định, tại các doanh nghiệp Việt Nam nhân sự logistics chỉ có khoảng 10% đáp ứng được yêu cầu. Trong đó chỉ 7% là qua đào tạo chính quy, bài bản. Ông Thành cho rằng thực trạng nhân sự logistics nêu trên là vừa yếu vừa thiếu. Một trong những nguyên nhân doanh nghiệp khó tuyển nhân sự logistics chất lượng cao là do thực trạng đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong khi đó, dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ chia sẻ, tập đoàn này đang tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực mới là logistics. Thế nhưng, khó khăn nhất mà tập đoàn này đang gặp phải là tìm kiếm nguồn nhân lực đầu vào với chất lượng cao. Mặc dù các trường đại học đã có ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhưng chất lượng đầu ra của sinh viên đang có khoảng cách lớn so với yêu cầu của doanh nghiệp (cả về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm).

Cách nào để nâng chất, tăng lượng?

Ông Đặng Đình Đào, giảng viên logistics của Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, để phát triển ngành logistics, cần chú trọng khâu đào tạo nguồn nhân lực bởi thực trạng đào tạo logistics hiện còn đang gặp nhiều rào cản như sau: đội ngũ giáo viên hạn chế (chủ yếu từ ngành khác chuyển sang, chưa được đào tạo bài bản), chương trình chưa thống nhất…

Thực tế hiện nay, đã có rất nhiều trường đại học mở ngành logictics nhưng các giảng viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Đa số các chương trình đào tạo được xây dựng dựa vào nhau. Trường đi sau thường tham khảo của trường đi trước nhưng việc đào tạo lại thiếu thực tế… Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết tình huống cho nhân lực ngành logistics cần rút ngắn thời gian đào tạo và đưa sinh viên đi thực tập nhiều hơn.

Đưa ra giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam tại một nghiên cứu mới đây, bà Lê Thị Mỹ Ngọc, Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Đại Nam đề xuất ở nhiều góc độ khác nhau.Trong đó, về phía cơ sở đào tạo, cần xây dựng chương trình gắn việc đào tạo với thực tiễn cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham gia một phần vào quá trình đào tạo như giảng dạy một số học phần thực hành nghề nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động trải nghiệm thực tế, quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

Giải pháp từ góc nhìn đơn vị công nghệ APE TECHS

Đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm giải pháp chuỗi cung ứng như APE TECHS thì liên quan gì đến công tác đào tạo?

  1. Thứ nhất, phần mềm là sự đúc kết – số hóa của quy trình vận hành chuẩn (best practices) có tính phổ quát cao, cho nên, phải dựa trên bộ quy trình được doanh nghiệp đang được vận hành trên thực tế. Cho nên, học trên phần mềm chính là học về quy trình vận hành thực tế tiêu biểu của nghiệp vụ cụ thể, chẳng hạn như nghiệp vụ liên quan đến mua hàng của APE TECHS. Đây là sự bổ sung cho cơ sở lý thuyết đã được các Thầy Cô giảng dạy trong nhà trường.
  2. Thứ hai, đi vào môi trường làm việc, các bạn sinh viên sẽ được yêu cầu làm việc/thao tác chủ yếu trên các phần mềm nghiệp vụ cụ thể, ví dụ như Quản lý cung ứng (PMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý vận tải (TMS). Cho nên, càng sớm cho các bạn nắm các thức phần mềm hoạt động sẽ giúp các bạn tiếp cận được với thao tác cụ thể trong môi trường làm việc thực tế sau này, bớt thời gian phải tìm hiểu tại doanh nghiệp.
  3. Thứ ba, không nhiều đơn vị công nghệ sẵn lòng dành thời gian cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Việc thiết lập hệ thống phục vụ công tác đào tạo, có sẵn dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, luồng quy trình rõ ràng, cho học viên thử nghiệm ở các vai trò khác nhau để có thể hiểu hết về cách hệ thống vận hành.

Do đó, với mong muốn tham gia đóng góp vào quá trình đưa chương trình đào tạo gần với thực tế, APE TECHS đã đồng hành cùng một số trường như Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Tp.HCM,.. để đưa giải pháp Quản lý cung ứng (PMS) vào công tác thực hành trong giảng đường Đại học, bổ trợ một phần thực tiễn cho các bạn sinh viên.

APE TECHS mong muốn được cộng tác với nhiều trường hơn trong việc đưa giải pháp Quản trị cung ứng đến với thế hệ nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực Logistics – Quản trị chuỗi cung ứng.

Liên hệ:

Website: https://apetechs.com/

Hotline: 0906 476 544

Email: [email protected]

APE Techs – Giải pháp quản lý mua hàng hàng đầu cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tìm hiểu thêm:
1. Giải pháp quản lý mua hàng (PMS) của APE TECHS: Tối ưu hóa hiệu quả, nâng tầm chiến lược

2. Số hóa phần “đầu nguồn” trong quản trị chuỗi cung ứng

3. Để tri thức mua hàng ở lại với Doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *