Chuỗi cung ứng cho tương lai: Tăng cường khả năng ứng phó khủng hoảng cho tương lai

Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Câu hỏi quan trọng dành cho doanh nghiệp Việt Nam lúc này là làm thế nào để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng trước những khủng hoảng trong tương lai?

Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Quản điểm này cũng được đồng tình bởi các nhà lãnh đạo trên thế giới, ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Theo khảo sát, các nhà lãnh đạo đang có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn.

Bài viết chọn lọc 3 thách thức lớn kèm 3 khuyến nghị chiến lược ứng phó từ các chuyên gia tư vấn của hãng PWC để quý doanh nghiệp tham khảo.

Lập sơ đồ và phân tích chuỗi cung ứng

  1. Tận dụng phân tích dữ liệu để thu thập thông tin chuyên sâu: Xác định các thách thức đối với nhà cung cấp và, đồng thời, đánh giá tác động của các bên cung cấp này đối với doanh nghiệp.
  2. Lập sơ đồđánh giá rủi ro đối với tất cả cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba: Hiểu rõ phạm vi và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng và mạng lưới bên thứ ba cung cấp dịch vụ để xác định các biện pháp ứng phó chủ động.
  3. Lên kế hoạch các bối cảnh giả định: Hiểu rõ các tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, cả về góc độ tài chính và vận hành từ các kịch bản khác nhau và xác định biện pháp ứng phó giảm thiểu rủi ro.

Sẵn sàng nguồn nhân lực trọng yếu trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng và dịch vụ

  1. Đánh giá yêu cầu nguồn nhân lực: Xác định các vai trò chính trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng và dịch vụ. Đánh giá tác động của bệnh tật, làm việc tại nhà, các yêu cầu giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển đối với khả năng đảm bảo an toàn cho nhân lực trọng yếu cần thiết để duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ. Điều này cũng có thể bao gồm việc xem xét các kênh nhân sự của đối tác.
  2. Xác định những thiếu sót và phát triển các lựa chọn thay thế: Phát triển các kế hoạch để duy trì bộ phận chức năng quan trọng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Điều này bao gồm sắp xếp nhân sự thay thế và sử dụng tự động hóa để gia tăng năng lực làm việc hiện tại của nhân viên.
  3. Triển khai và đánh giá các cơ hội dài hạn: Tiến hành triển khai cùng lúc với khám phá tiềm năng lợi ích dài hạn của Chuỗi cung ứng 4.0 liên quan đến công nghệ.

Hợp đồng và điều khoản thương mại

  1. Kết nối hợp đồng: Hiểu rõ các bên liên quan trong hợp đồng (trong và ngoài), sự phụ thuộc, các bên liên doanh và xây dựng cơ sở dữ liệu hợp đồng.
  2. Xác định các điều khoản hợp đồng quan trọng: Tăng cường quản lý hợp đồng, giám sát tuân thủ hợp đồng và thực hiện các chương trình cắt giảm chi phí thông qua việc sử dụng công nghệ để tăng phạm vi hợp đồng, sử dụng đúng tài nguyên và có những phân tích sâu hơn. Tìm hiểu sâu hơn các điều khoản chung, bao gồm các điều khoản về lãi suất, phá vỡ hay chấm dứt hợp đồng, thời hạn thông báo và các lệnh cấm hạn chế cạnh tranh.
  3. Lập kế hoạch hoạt động và quản lý hợp đồng liên tục: Xây dựng kế hoạch nhằm ứng phó với rủi ro xác định tại chiến lược 1 và 2 nêu trên. Chủ động liên hệ với đối tác khi phù hợp và cân nhắc sử dụng các công cụ quản lý vòng đời của hợp đồng.

Như vậy, có thể nói, mối quan tâm của rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là nâng cao khả năng giám sát, quản lý chuỗi cung ứng để có thể thích nghi với tình hình biến động hậu Covid-19.

Tiên phong trong cung cấp giải pháp Quản trị nguồn cung ứng và mua hàng chuyên nghiệp, APE TECHS tự hào được khách hàng tín nhiệm và chọn lựa!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp giúp Chuỗi cung ứng của Quý doanh nghiệp vững chắc hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *