Có một loạt yếu tố cần cân nhắc khi đặt mục tiêu trong đàm phán mua hàng bao gồm:
-
giá
-
giá trị
-
vận chuyển
-
điều khoản thanh toán
-
dịch vụ sau bán hàng và sắp xếp bảo trì
-
chất lượng
-
chi phí trọn đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ
-
sản phẩm hoặc dịch vụ có cần thiết cho doanh nghiệp của bạn hay không
Trước khi bắt đầu đàm phán, hãy lập ra một danh sách các yếu tố quan trọng nhất đối với bạn. Quyết định những gì bạn có và không có, cần và không cần để chuẩn bị để thỏa hiệp.
Ví dụ: Nếu order một lượng lớn hàng hóa thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp có giảm giá không. Hoặc nếu bạn đang đầu tư vào một phần mềm máy tính phức tạp, bạn nên cân nhắc các nhà cung cấp có hỗ trợ training.
Điều quan trọng là bạn thiết lập các tiêu chí đầu ra của mình như thế nào. Nhưng hãy thực tế – nếu bạn không chuẩn bị để thỏa hiệp, các cuộc đàm phán sẽ không tiến xa. Bạn cũng nên cân nhắc xem nhà cung cấp có khả năng đưa ra đề nghị gì và bạn sẽ phản hồi như thế nào.
Hãy nhớ rằng nếu bạn muốn giao thương với nhà cung cấp trong tương lai, bạn nên hướng đến một thỏa thuận mà hài lòng cả đôi bên!
Mặc dù việc đạt được thỏa thuận tốt nhất trong ngắn hạn là quan trọng, nhưng một mối quan hệ tốt trong tương lai có thể giúp bạn nhận được mức giá thậm chí còn rẻ hơn hoặc các đặc quyền khác, chẳng hạn như phân phối ưu tiên. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của một mối quan hệ tốt.