Những yếu tố gây gián đoạn chuỗi cung ứng như thiên tai hay biến động giá, đều là những khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đòi hỏi doanh nghiệp cần có các chiến lược phục hồi hết sức mạnh mẽ để đối phó với các hậu quả mà gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra.
Sau đây là 5 thử thách đối với ngành bàn lẻ khi bàn về quy trình mua hàng:
1. Gián đoạn chuỗi cung ứng:
- Các sự kiện không thể đoán trước như thiên tai và căng thẳng địa chính trị sẽ làm gián đoạn, chậm trễ và thiếu hụt trong chuỗi cung ứng.
- Mạng lưới cung ứng toàn cầu mà càng phức tạp thì sẽ càng dễ bị ảnh hưởng khi đứng trước những biến động hay gián đoạn không lường trước được.
- Việc xử lý hậu quả của những gián đoạn luôn đòi hỏi các chiến lược phục hồi nhanh chóng và các biện pháp thực hành chuỗi cung ứng linh hoạt.
2. Biến động chi phí:
- Biến động giá của các mặt hàng và tỷ giá hối đoái vẫn luôn khiến hoạt động dự đoán và quản lý chi phí mua hàng trở nên khó khăn.
- Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường đòi hỏi các chiến lược tài chính linh hoạt để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến ngân sách của doanh nghiệp.
- Việc giám sát, phân tích và cập nhật liên tục các xu hướng thị trường trở nên cấp thiết để kiểm soát những bất ổn về chi phí.
- Các chiến lược liên quan đến phòng ngừa rủi ro, hợp đồng dài hạn và hợp tác với nhà cung cấp đều sẽ được tận dụng nhằm ổn định chi phí.
3. Những thách thức về dự báo nhu cầu:
- Việc dự đoán chính xác nhu cầu của người tiêu dùng là vô cùng khó, dẫn đến tình trạng tồn kho quá mức, hoặc thiếu hàng và tăng chi phí vận chuyển.
- Ứng dụng phân tích nâng cao và máy học sẽ giúp nâng cao độ chính xác khi dự báo nhu cầu người tiêu dùng.
- Việc cộng tác với các nhóm bán hàng và tiếp thị sẽ tạo điều kiện để nắm rõ hơn về hành vi của khách hàng.
- Giám sát và điều chỉnh liên tục mức tồn kho dựa trên dữ liệu thời gian thực sẽ giúp cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu.
4. Vấn đề quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp:
- Những khó khăn trong việc quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp sẽ dẫn đến việc giao tiếp của hai bên không được hiệu quả và thiếu minh bạch.
- Việc thiết lập các kênh liên lạc minh bạch và chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của công việc sẽ thúc đẩy mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp.
- Việc kiểm tra và đánh giá nhà cung cấp thường xuyên sẽ giúp đảm bảo tính tuân thủ của các tiêu chuẩn về chất lượng và duy trì tính nhất quán.
- Giải quyết những vấn đề giữa 2 bên 1 cách chủ động và hợp tác cũng hỗ trợ cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp.
5. Khó khăn trong việc đảm bảo tính tuân thủ:
- Việc điều chỉnh các quy định phức tạp, bao gồm các tiêu chuẩn môi trường hay luật lao động, đã trở thành một thách thức khó nhằn, bởi những thay đổi thường xuyên như thế sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục xoay sở để thích ứng.
- Triển khai các hệ thống quản lý tuân thủ mạnh mẽ và cập nhật thông tin về những thay đổi của quy định là điều cần thiết.
- Việc cộng tác với các chuyên gia pháp lý cũng giúp đảm bảo tính tuân thủ của doanh nghiệp và các bên liên quan.
Tại Việt Nam, APE TECH tự hào mang đến giải pháp Online Bidding – Cổng thông tin đấu thầu trực tuyến dành cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành bán lẻ nói riêng, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời đại mới với những thách thức mới cùng những gián đoạn chuỗi cung ứng tiềm tàng đã được nhắc trong bài.
Liên hệ APE TECH ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về Online Bidding và những giải pháp công nghệ khác!
Website: https://apetechs.com/
Hotline: 0939795266
Email: [email protected]
APE Techs – Giải pháp quản lý mua hàng hàng đầu cho doanh nghiệp Việt Nam.