7 lời khuyên để xây dựng mối quan hệ hiệu quả với nhà cung cấp

Không cần bàn cãi về vai trò quan trọng của Nhà cung cấp đối với hoạt động vận hành Doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi số lượng nhà cung cấp lên đến hàng trăm, cách thức nào để quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp một cách hiệu quả? Làm thế nào có đầy đủ thông tin để có được mối quan hệ lâu dài và lòng tin với các Nhà cung cấp tận tâm? Dưới đây là một số phương cách được nhiều chuyên gia trong diễn đàn Chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng SCMDOJO đồng tình. APE Tech xin chia sẻ đến quý khách hàng, đối tác!

1. Đừng nghĩ rằng các nhà cung cấp chỉ là nhà cung cấp của Doanh nghiệp

Quan hệ đối tác của Doanh nghiệp với các Nhà cung cấp không chỉ dựa trên các giao dịch tài chính. Hãy làm cho Nhà cung cấp cảm thấy họ là một phần của Doanh nghiệp bạn. Thảo luận về kế hoạch của Doanh nghiệp với Nhà cung cấp như ra mắt sản phẩm mới và lộ trình quảng cáo sản phẩm. Nhà cung cấp có thể đánh giá kỹ lưỡng chi phí và tối đa hóa sản lượng theo lịch trình Doanh nghiệp bạn đang mong muốn phù hợp với năng lực sản xuất, đặt nguyên vật liệu của Nhà cung cấp. Một khi niềm tin đã có, việc giải quyết các vấn đề phát sinh sẽ trở nên dễ dàng.

Quản lý mua hàng

 

2. Sử dụng công nghệ nhiều nhất có thể

Công nghệ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Hãy sử dụng các phần mềm và công nghệ khác nhau, như phần mềm quản lý Nhà cung cấp, phần mềm quản lý đơn đặt hàng hoặc bất kỳ phần mềm nào tương tự có thể giúp công việc theo dõi các đơn đặt hàng, hóa đơn và những việc quan trọng khác của Doanh nghiệp trở nên dễ dàng, minh bạch, tiết kiệm thời gian.

3. Đảm bảo thanh toán đúng hạn

Doanh nghiệp nào cũng muốn được giao hàng đúng giờ từ nhà cung cấp. Tương tự như vậy, các nhà cung cấp muốn được thanh toán kịp thời từ khách hàng của họ. Luôn thanh toán kịp thời để có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp của Doanh nghiệp. Vì bất kỳ lý do gì, nếu Doanh nghiệp không thể thanh toán kịp thời trong ngày quy định, hãy thông báo trước cho nhà cung cấp của. Giải pháp quản lý cung ứng của APE Tech có thể hỗ trợ nhắc nhở để quản lý việc thanh toán kịp thời cho Nhà cung cấp.

 

4. Trả giá tốt sẽ nhận được giá trị tốt.

Nếu tình trạng kinh doanh của Doanh nghiệp đang tốt, thì hãy thử trả 1 khoản tiền phù hợp cho các Nhà cung cấp. Doanh nghiệp càng coi trọng khoản thanh toán phù hợp cho nhà cung cấp của mình, Doanh nghiệp sẽ càng nhận được nhiều giá trị và chất lượng công việc từ Nhà cung cấp. Nhưng một nguyên tắc chung là đừng bao giờ gắn bó với một nhà cung cấp riêng lẻ chỉ vì Doanh nghiệp thích họ. Tương tác với các Nhà cung cấp khác cũng như tìm kiếm các cơ hội mới mà bạn có thể đạt được sản lượng tối đa từ những nỗ lực ở mức tối thiểu.

5. Thực hiện thỏa thuận với nhà cung cấp

Điều không mong muốn nhất là sau vài tháng tạo được một mối quan hệ đáng tin cậy với Nhà cung cấp, vào một buổi sáng đẹp trời, Doanh nghiệp nhận được tranh chấp liên quan đến một số vấn đề lớn hoặc nhỏ. Vì vậy, điều rất quan trọng là Doanh nghiệp phải có một thỏa thuận khung phù hợp về quan hệ với nhà cung cấp phù hợp trước khi bắt đầu làm việc với bất kỳ nhà cung cấp nào. Những điều khoản và điều kiện liên quan đến việc thanh toán, giá cả, thời hạn giao hàng, điều khoản dịch vụ,. ..là điều kiện khung cần thiết cho thỏa thuận của Doanh nghiệp để tham khảo trong tương lai và cần thiết để quản lý mối quan hệ với Nhà cung cấp hiệu quả.

6. Đánh giá rủi ro vô cùng quan trọng

Không thể chọn nhà cung cấp một cách ngẫu nhiên. Điều quan trọng là phải đánh giá được tất cả rủi ro trước khi tham gia vào bất kỳ thỏa thuận pháp lý nào. Doanh nghiệp có thể đánh đổi chất lượng chỉ vì giá cả? Doanh nghiệp có thể đánh đổi thời hạn chỉ vì giá cả hay chất lượng? Cho nên, bước thẩm định Nhà cung cấp về những kinh nghiệm từng làm trước đây là rất quan trọng. Nhà cung cấp có thể không phải là nhà cung cấp rẻ nhất trên thị trường, nhưng nếu họ đang cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm chất lượng cao, hoặc một số nhà cung cấp đang cung cấp dịch vụ chất lượng cao với thời gian giao hàng kịp thời, thì đánh đổi một chút về khía cạnh giá cả là điều khôn ngoan.

7. Triển khai những hoạt động cải tiến song phương

Người mua không chỉ có trách nhiệm bồi dưỡng mối quan hệ và hoạt động tích cực với Nhà cung cấp. Nếu một nhà cung cấp không giao hàng đúng giờ hoặc có những hành vi cơ hội, thì nhà cung cấp đó đang không thực hiện tốt cho sự phát triển của cả hai bên. Một cách để giải quyết vấn đề này là khởi động dự án Cải thiện năng lực nhà Cung cấp. Đưa nhân sự có kinh nghiệm của Doanh nghiệp sang hướng dẫn, đặt ra quy trình kiểm soát, phối hợp đôn đốc có thể cho nhà cung cấp thấy ý định tích cực của Doanh nghiệp và mang lại kết quả cải tiến mà Doanh nghiệp muốn cho khách hàng của mình.

Quản lý mối quan hệ với Nhà cung cấp là chìa khóa thành công cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng quản lý Nhà cung cấp là một nhiệm vụ khó khăn. Một tổ chức cần có đủ chiến lược để phát triển quan hệ với Nhà cung cấp, giảm thiểu nhưng hoạt động kiểm tra không tạo ra giá trị. Vì lý do này, các chiến lược tốt để quản lý mối quan hệ với các  nhà cung cấp hiệu quả là điều cần thiết. Hy vọng những lời khuyên được đề cập ở trên sẽ giúp Doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý mối quan hệ với các Nhà cung cấp cho công ty của bạn, cuối cùng sẽ giúp công ty của bạn phát triển!

APE Tech tự hào cung cấp giải pháp đáp ứng quá trình số hóa công tác mua hàng, giúp giao tiếp giữa Nhà cung cấp và Doanh nghiệp thuận tiện, triển khai nhanh chóng! Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *