5 KPI QUAN TRỌNG TRONG MUA HÀNG

Các chỉ số hiệu suất chính của hoạt động mua hàng (KPI) được sử dụng để đo lường hiệu suất và hiệu quả của các hoạt động mua sắm của doanh nghiệp. Những chỉ số này có thể bao gồm dữ liệu về các khoản tiết kiệm chi phí, chi tiêu và hiệu suất của nhà cung cấp.

Các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến KPI mua hàng vì những thông tin này có giá trị về đánh giá hiệu quả của cũng như nhận biết được những khoản chi tiêu nào nào cần tập trung cải thiện.

5 CHỈ SỐ HIỆU SUẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG

Vào năm 2023, các doanh nghiệp đa phần đều tập trung vào mục tiêu rút ngắn thời gian thực hiện công việc và giảm chi phí, nên KPI đối với mua hàng trong những năm gần đây có thể sẽ chủ yếu liên quan đến chi phí và hiệu suất. Đối với các hoạt động mua hàng, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có thể cân nhắc ưu tiên các KPI sau

1. Tiết kiệm chi phí 

Tiết kiệm chi phí là một KPI dùng để đo lường số tiền tiết kiệm được thông qua các hoạt động mua hàng (chẳng hạn như đàm phán với nhà cung cấp, sử dụng nguồn cung ứng chiến lược và các kế hoạch ​​giảm chi phí), đảm bảo rằng các khoản chi tiêu của doanh nghiệp đều xứng đáng và hợp lý. Nhằm tính toán mức tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thường so sánh giá thành của hàng hóa, dịch vụ trước và sau hoạt động mua hàng. Tiết kiệm chi phí có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, bao gồm chi phí tuyệt đối, chi phí tương đối và chi phí mục tiêu.

2. Hiệu suất của nhà cung cấp

Hiệu suất của nhà cung cấp giúp đo lường chất lượng và độ đáng tin của nhà cung cấp, bao gồm khả năng giao hàng đúng hạn, chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. KPI này giúp đảm bảo doanh nghiệp có nguồn hàng hóa và dịch vụ đáng tin cậy. Để đo lường hiệu suất của nhà cung cấp, các doanh nghiệp thường kết hợp sử dụng các số liệu định lượng và định tính bao gồm giao hàng đúng hạn, thực hiện đơn hàng và tỷ lệ hoàn trả.

3. Thời gian thực hiện

KPI này giúp đo lường thời gian mà doanh nghiệp cần chờ đợi để nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp. Nếu có thể rút ngắn thời gian thực hiện thì doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì mức tồn kho cao. Để đo thời gian giao hàng, các doanh nghiệp thường theo dõi thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng.

4. Những khoản chi tiêu được quản lý

Vì chi tiêu là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp chú trọng nên KPI Chi tiêu dưới sự giám sát sẽ là KPI chính cho những năm sắp tới. Để tính toán chi tiêu dưới sự quản lý giám sát, các doanh nghiệp thường so sánh tổng số tiền thực chi cho hàng hóa/dịch vụ so với tổng số tiền được lên kế hoạch thông qua quá trình mua hàng.

5. Tính tuân thủ

Tuân thủ là một loại KPI giúp đo lường mức độ  tuân thủ các chính sách nội bộ và quy định bên ngoài. KPI giúp đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và hợp pháp. Để đo lường hiệu quả tuân thủ, các doanh nghiệp thường theo dõi các hoạt động liên quan tuân thủ chính sách. Điều này có thể bao gồm việc tuân thủ các thủ tục và yêu cầu pháp lý, cùng với việc giám sát các cuộc kiểm tra, kết quả kiểm tra hoặc các sự cố liên quan đến tuân thủ.

 

Để có thể đạt được các chỉ số KPI lý tưởng trong hoạt động mua hàng thì chiến lược ứng dụng  E-Procurement (Đấu thầu trực tuyến) vào hoạt động mua hàng là giải pháp vô cùng phù hợp. Liên hệ APE TECH ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về giải pháp E-Procurement và những giải pháp công nghệ khác!

Website: https://apetechs.com/

Hotline: 0906 476 544

Email: [email protected]

APE Techs – Giải pháp quản lý mua hàng hàng đầu cho doanh nghiệp Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *